Nhà xưởng, nhà kho hay các công trình Công Nghiệp khác sẽ không được tự ý xây dựng theo ý thích của người đầu tư. Chúng đều phải tuân thủ theo các tiêu chí xây dựng cụ thể mà nhà nước ta quy định. Vậy tiêu chí chiều cao nhà xưởng bao nhiêu mới là đạt chuẩn? Cùng tìm hiểu vấn đề trên và các tiêu chuẩn khác về xây dựng nhà xưởng qua bài viết sau.
Tiêu chuẩn chiều cao nhà xưởng
Theo quyết định số 682/BXD-CSXD vào ngày 14/12/1996 và quyết định số 439/QĐ-BXD ngày 25/09/1997 của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng thì các nhà xưởng phải được thiết kế theo chiều cao tiêu chuẩn sau:
- Chiều cao thông thủy từ 7 – 10m.
- Chiều cao đỉnh mái từ 9,8 – 14m.
- Chiều cao vách bao che từ sàn phải từ + 3 – 4m.
Ngoài ra theo quy định TCVN 2737: 1995 về điều kiện địa chất công trình thì nhà xưởng cũng cần đáp ứng nhiều tiêu chuẩn khác khi xây dựng.
Sàn nhà xưởng
Sàn nhà xưởng phải đáp ứng được các yếu tố sau mới tính là đạt chuẩn:
- Tính ổn định: Không trơn trượt, không sụt lún (nếu nền đất yếu cần phải có biện pháp xử lý), kết cấu nền và móng hợp lý.
- Tính lâu bền: Có khả năng chịu tác động nhiệt hoặc có lớp bảo vệ bằng vật liệu chịu nhiệt; có khả năng chống ăn mòn hoặc có biện pháp chống ăn mòn phù hợp.
- Bề mặt bằng phẳng: Mặt sàn không gồ ghề hoặc bị lõm, bề mặt phải có lớp lót cứng, phủ Hardener và dễ vệ sinh bụi, nước.
Các lưu ý khi thi công nền và móng nhà xưởng:
- Phần nền móng phải có địa chất tốt và xử lý chỉn chu, tốt nhất nên ép cọc BTCT ly tâm. Phải khoan khảo sát địa chất kỹ càng trước khi thi công.
- Bê tông móng nên sử dụng bê tông thương phẩm cường độ 250Mpa và cốt thép CB400 để đảm bảo chất lượng công trình.
- Phần kết cấu nền móng sẽ được xử lý bằng đá 0x4 đầm chặt có phủ lớp nilong chống mất nước và bên dưới là lớp bê tông thương phẩm, lưới thép chống nứt D5@200.
- Nền phải chia thành từng ô, có bố trí khe co giãn hợp lý để chống co hoặc nứt sàn trong thời gian sử dụng.
Phần mái che Capony
Khi mái có độ dốc nhỏ hơn 8% thì phải tạo khe nhiệt ở lớp vật liệu. Mái che công trình sẽ có tiêu chuẩn khác nhau tùy vào vật liệu, độ dốc mái:
- Amiang xi măng: 30 – 40%.
- Lợp tôn múi: 15 – 20%.
- Lợp ngói: 50 – 60%.
- Bê tông cốt thép: 5 – 8%.
Về quy định đối với cấp thoát nước mưa của nhà xưởng:
- Chiều cao cột nhà <4,8m và chiều rộng <24m: Nước mưa chảy tự do.
- Chiều cao cột nhà >5,4m: Phải có hệ thống máng dẫn xuống đất.
- Cửa mái/mái giật cấp có chiều cao >2,4m: Phải có máng hứng và ống thoát.
- Cửa mái/mái giật cấp có chiều cao <2,4m: Nước mưa chảy tự do kèm biện pháp gia cố mái bên dưới.
Tiêu chuẩn hệ thống đường nội bộ
Các tiêu chuẩn về đường nội bộ bao gồm:
- Chiều rộng đường nội bộ phải từ 3.5 – 12m, bao quanh nhà xưởng để dễ dàng vận chuyển và cung ứng hàng hóa.
- Chiều rộng của đường vào cổng và cổng sân trước phải >7m, xe container có thể ra vào thuận lợi.
- Đường có khả năng chịu được trọng tải mỗi xe và lưu lượng xe.
- Phải có hệ thống chiếu sáng và các biển báo giao thông trên đường.
- Xây dựng hệ thống thoát nước mặt đường theo chuẩn, giúp đảm bảo an toàn và chống ngập úng nhà xưởng.
- Hệ thống cây xanh bố trí phù hợp giúp giảm tác động xấu của các loại khí thải và bụi.
- Cửa đi phải được mở ra phía bên ngoài, kích thước đảm bảo cho xe container ra vào thuận lợi.
Hệ thống thông gió
Nhà xưởng phải có thiết kế thoáng đãng, rộng rãi, thoáng khí. Các tiêu chí về hệ thống thông gió tại nhà xưởng gồm:
- Hệ thống thông gió tự nhiên trên phần mái che phải có chiều rộng <3,5m. Đảm bảo gió không khí và gió tự nhiên có thể lưu thông.
- Bố trí các các cửa sổ, các cửa lam tôn để lấy gió tự nhiên.
Dock Leveler
Dock Leveler được biết đến là thiết bị nâng hạ được dùng trong các nhà xưởng công nghiệp. Chúng sẽ được lắp đặt dưới nền nhà xưởng hoặc ngoài trời nhằm nâng đỡ hàng hóa. Vì vậy khi lắp đặt chúng cũng cần phải chú ý các điều sau:
- Các nhà xưởng phải lắp đặt Dock Leveler có chất lượng cao để tránh tai nạn lao động hoặc sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động. Tùy vào độ cao mà có thể thiết kế Dock khác nhau, cụ thể khoảng 1 dock/1000 m2.
- Dock Leveler đặt tại cổng vào và sân phải có kích thước tối thiểu <7m.
- Tùy vào nhu cầu mà có thể chọn loại Dock Leveler phù hợp: Thủy lực, cơ khí hoặc khí nén.
- Chất liệu của Dock Leveler phải bền bỉ, có khả năng chịu nhiệt và chống ăn mòn; đảm bảo lớp sơn tĩnh điện không bị trầy xước.
- Sản phẩm phải có độ chính xác cao, giảm sai số đến tối thiểu.
Hạng mục văn phòng phụ trợ
Bên cạnh khu vực sản xuất thì nhà xưởng cũng phải có đầy đủ các hạng mục văn phòng phụ trợ, gồm:
- Khu vực văn phòng: Quản lý các giấy tờ và thủ tục hành chính tại nhà xưởng.
- Khu vực vệ sinh: Xây dựng riêng biệt nhưng vẫn đảm bảo được sự rộng rãi, sạch sẽ và thoáng mát.
- Khu vực phòng họp: Có hệ thống thiết bị văn phòng đầy đủ để công tác.
- Khu vực phòng y tế: Bố trí đầy đủ giường bệnh, thuốc men và các dụng cụ y tế để sơ cứu kịp thời cho người lao động khi có trường hợp khẩn cấp.
- Khu vực để xe: Cung cấp nơi trông gửi xe rộng rãi, có mái che và đảm bảo an toàn cho cán bộ nhân viên.
Yếu tố chiếu sáng
Theo tiêu chuẩn chiếu sáng TCVN – 7114 – 2008, hệ thống chiếu sáng tiêu chuẩn của nhà xưởng phải đảm bảo những mục sau:
- Hệ thống chiếu sáng cần đáp ứng độ rọi tối thiểu <300 Lux.
- Bố trí mạng lưới đèn hợp lý, đảm bảo khả năng soi sáng và độ rọi vào khu vực làm việc.
- Hướng ánh sáng phải đạt chuẩn soi sáng toàn bộ nhà xưởng, không tạo bóng tại khu sản xuất.
- Độ chói phân bố hợp lý, đồng đều, không gây lóa.
Hệ thống an ninh
Để đảm bảo an toàn cho người lao động và các tài sản của nhà đầu tư thì nhà xưởng phải có hệ thống an ninh đạt chuẩn.
- Hệ thống camera an ninh: Lắp camera có kết nối wifi để có thể quản lý từ xa và lưu trữ các video một cách tự động. Đảm bảo lắp đặt và bố trí camera hợp lý, không có góc chết hoặc tại những nơi bắt buộc phải đi qua khi ra vào nhà xưởng.
- Hệ thống cửa chống trộm: Hàng rào hoặc tường bao quanh nhà xưởng nên được tích hợp các thiết bị chống trộm, tốt nhất là các thiết bị hồng ngoại, từ hoặc cảm biến hoạt động. Giúp bảo vệ nhà xưởng khỏi thất thoát tài sản ngoài ý muốn.
- Hệ thống phòng cháy chữa cháy: Đây là hệ thống an ninh bắt buộc đối với việc xây dựng các nhà xưởng. Đảm bảo bố trí các bình chữa cháy trong nhà xưởng có thể dễ lấy, dễ sử dụng. Hệ thống họng nước chữa cháy phải nằm trong vùng có thể dễ tiếp cận. Đồng thời, trong nhà xưởng cũng phải lắp đặt các cảm biến phát hiện cháy và vòi dập lửa tự động.
- Hệ thống lưới chống côn trùng: Bóng đèn phải có nắp đậy, đặc biệt là đối với ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, tránh côn trùng bám vào và gây mất vệ sinh cho sản phẩm. Ở những vị trí cao, có cửa sổ phải bố trí lưới mắt cáo đề ngăn chim hoặc côn trùng làm tổ trong nhà xưởng.
Hệ thống xử lý nước thải
Nước thải là một phần trong hoạt động sản xuất công nghiệp vì thế bố trí hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn là điều bắt buộc đối với các nhà xưởng. Hệ thống cấp thoát nước sẽ tập hợp nước thải sản xuất, loại bỏ các chất có khả năng gây ô nhiễm và gây hại cho sức khỏe. Khi xây dựng nhà máy cần phải lưu ý sau để lắp đặt hệ thống thoát nước đạt tiêu chuẩn:
- Mạng lưới cấp và thoát nước được bố trí riêng biệt bởi các đường ống phân bổ khắp nhà xưởng.
- Nơi xử lý nước thải phải có bể lắng, bể sục khí, bộ lọc sinh học… Trong quá trình xử lý phải kiểm tra chất lượng nước và loại bỏ hết các chất thải rắn ra khỏi nước. Bước cuối cùng là khử trùng nước và xử lý lọc nước thêm.
- Các thiết bị bắt buộc trong hệ thống xử lý nước thải gồm: Ống dẫn nước ngoài trời/trong phòng, đồng hồ nước, thiết bị phân phối nước và phụ kiện cấp nước.
Bên cạnh nước thải, nhà xưởng cũng phải lắp đặt các đường ống thoát nước, máng để loại bỏ nước mưa một cách tự nhiên.
Chiều cao nhà xưởng là một trong các yếu tố quan trọng khi nhà đầu tư xem xét thuê hoặc xây dựng nhà xưởng. Ngoài ra, việc đảm bảo các tiêu chí khác đạt chuẩn theo luật quy định cũng giúp nhà đầu tư có thể sản xuất liên tục mà không gặp rắc rối vận hành. Để biết thêm các thông tin bổ ích về nhà xưởng hoặc nhà xưởng cho thuê thì hãy theo dõi website nhaxuong365.com và đón đọc các bài viết mới nhất.